5 bệnh về da ở trẻ thường gặp nhất ba mẹ cần lưu ý

Trẻ sơ sinh không chỉ có hệ miễn dịch yếu, làn da của bé cũng rất yếu ớt. Đó chính là lý do trẻ rất dễ mắc các bệnh ngoài da. Đặc biệt thời tiết nắng nóng kéo dài, trẻ bị ra mồ hôi nhiều nên dễ gặp 4 bệnh về da ở trẻ sơ sinh như rôm sảy, chốc, mụn nhọt, nấm da và sẩn ngứa. Nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. 

5 BỆNH VỀ DA Ở TRẺ THƯỜNG GẶP NHẤT

Rôm sảy

bệnh về da ở trẻ
Rôm sảy là bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh, bệnh thường nặng hơn vào những ngày nắng nóng

Rôm sảy là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước. Rôm sảy thường mọc ở đầu, cổ, ngực, lưng… Nơi bị rôm mọc thường có màu đỏ, gây ngứa và cảm giác nóng rát khiến bé khó chịu, gãi ngứa dẫn đến da bị lở do viêm nhiễm. Có 3 dạng rôm sảy ở trẻ bao gồm: Rôm dạng tinh thể xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi; Rôm đỏ do thời tiết nóng ẩm; Rôm sâu xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng nề sau khi bị rôm đỏ kéo dài.

Về bản chất, rôm sảy là bệnh do quá nóng. Vì vậy bệnh sẽ tự dưng hết khi trời mát nhưng sẽ tiếp tục tái phát nếu như gặp thời tiết nóng bức, nhất là vào mùa hè. Và khi rôm sảy tái phát nhiều lần sẽ phát triển thành bệnh rôm sảy sâu. Khi mụn nước bị vỡ ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da, gây viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng và đe dọa tới tính mạng của trẻ. Do đó, ba mẹ cần có các biện pháp can thiệp kịp thời khi bé bị rôm sảy.

bệnh vè da ở trẻ nhỏ
Để giảm và hạn chế tình trang rôm sảy ở trẻ, ba mẹ cần thoa phấn rôm sau khi tắm cho bé, giữ người bé luôn được khô thoáng

Để hạn chế tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc đầu tiên là luôn ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió. Ba mẹ có thể xoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên xoa ngay sau khi tắm, không xoa khi mồ hôi nhiều vì như vậy sẽ làm bịt lỗ chân lông lại. 

Hăm tã 

bệnh về da ở trẻ
Rôm sảy thường bị do trẻ dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau…

Hăm tã thường gặp ở vùng mông, bẹn của trẻ làm da bị đỏ và đau, rát ở trẻ từ 3 đến 15 tháng tuổi. Không khó để ba mẹ nhận biết bé đã bị hăm tã: Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ; Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da; bé khó chịu, ngủ không thẳng giấc…

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm tã là da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy. Ngoài ra, nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng hoặc da quá nhạy cảm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ.

Hăm tã là hiện tượng rất bình thường ở trẻ, ba mẹ có thể phòng tránh và điều trị dễ dàng. Để phòng tránh, ba mẹ chỉ cần rửa sạch mông, bẹn bằng xà phòng và nước sạch, lau da cho khô, thoa kem, mặc và thay tã cho bé thường xuyên. Lưu ý, ba mẹ nên dùng các sản phẩm từ thiên nhiên dịu nhẹ cho bé như Nappi, Lovingbaby, Dr.Spock, Moony… Những sản phẩm của các thương hiệu này nổi tiếng an toàn cho làn da cũng như sức đề kháng còn non yếu của bé. Về kem trị hăm, mẹ có thể lựa chọn kem Sudocrem xuất xứ từ Anh Quốc hoặc các loại phấn rôm Babycoccole. Kem chống hăm Sudocrem chứa các hoạt chất tái tạo tế bào, làm dịu và mềm da đồng thời còn chứa các hoạt chất kháng khuẩn nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ sơ sinh. 

bệnh vè da ở trẻ nhỏ
Phấn rôm dạng nước Babycoccole với công thức Derma Protech tăng khả năng cung cấp độ ẩm, tăng tính hiệu quả của thành phần tự nhiên tạo một lớp bảo vệ da. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm an toàn với da nhạy cảm: Tại Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành số 116273/19/CBMP-QLD.

Chàm sữa

Nhiều mẹ không biết, Chàm sữa là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi. Triệu chứng của bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, hai bên má và có thể lan ra tay chân hoặc toàn thân. Mới đầu, trẻ bị nổi những nốt hồng sau đó dần trở thành mụn nước màu đỏ, theo thời gian sẽ nứt da và tiết dịch, đóng vảy và bong tróc. Sau 4 tuổi mà các triệu chứng trên vẫn còn thì có khả năng sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành bệnh chàm thể tạng.

bệnh vè da ở trẻ sơ sinh
Sau 4 tuổi mà triệu chứng còn bị chàm sữa thì có khả năng sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành bệnh chàm thể tạng.

Nguyên nhân nhân chính của bệnh chàm sữa ở trẻ là do sức đề kháng của trẻ yếu, trẻ bị rối loạn bên trong và cơ địa khiến trẻ bị mẫn cảm với các yếu tố bên ngoài. Trẻ bị chàm sữa hay quấy khóc, khó chịu, bú ít… điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và ba mẹ.

Chàm sữa thường tự hết sau 2 tuổi nhờ sức đề kháng của trẻ được tăng cường và hệ miễn dịch cũng phát triển hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé bị nặng vì chàm sữa sẽ để lại sẹo nếu không điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, ba mẹ cần chọn đồ dùng cho con an toàn hơn với các sản phẩm chiết suất từ tự nhiên, đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng.

Vàng da

bệnh về da ở tre
Vàng da có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm ở trẻ 

Vàng da cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Có hai dạng vàng da vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Nếu như vàng da sinh lý sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn thì vàng da bệnh lý rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật.

Vàng da sinh lý thông thường sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ hơn 1 tháng và khoảng 2 tuần với trẻ mới sinh. Khi bị vàng da sinh lý, trẻ không có dấu hiệu bỏ bú, lừ đừ, thiếu máu, gan lách to… Còn khi bị vàng da do bệnh lý sẽ có biểu hiện da màu đậm, không tự hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.

Nếu bé bị vàng da kèm xuất hiện những dấu hiệu bất thường như bỏ bú, bé hay khó chịu, tình trạng vàng da không hết sau từ 1 đến 2 tuần thì ba mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị kịp thời.

⇒⇒Xem ngay: Dùng ti giả có ảnh hưởng đến răng miệng trẻ?

Chốc lở 

Chốc lở là tình trạng nhiễm khuẩn nông ở da do vi khuẩn gây ra. Bệnh xuất hiện với những bóng nước hình tròn, dẹp, sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một trẻ hoặc từ trẻ này sang trẻ khác. Vì vậy, bệnh còn được gọi là “chốc lây”. Chốc lở thường xảy ra đến 90% là các bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. 

bệnh vè da ở trẻ sơ sinh
Chốc lở là tình trạng nhiễm khuẩn nông ở da do vi khuẩn gây ra, chốc lở xảy ra đến 90% là các bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.

Chốc được phân loại theo hình thái thương tổn: chốc có bọng nước và chốc không có bọng nước. Chốc có bọng nước điển hình thường do tụ cầu gây ra. Tổn thương cơ bản là dát đỏ kích thước từ 0,5-1cm, nhanh chóng tạo thành bọng nước trên đó. Chốc không có bọng nước thường do liên cầu tan huyết nhóm A gây ra. Thương tổn ban đầu là các mụn nước, mụn mủ nhưng dập trợt rất nhanh trên nền da đỏ, tiết dịch ẩm ướt nên không có bọng nước điển hình.

Trẻ em bị bệnh không sốt nhưng thường bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc. Vết chốc lở rất dễ lây lan sang các vùng da lành khác nếu bị dây dịch của vết chốc. Nếu mẹ không để ý và kịp thời chữa cho trẻ có thể dẫn đến bệnh viêm cầu thận. Viêm cầu thận xảy ra sau khi phát chốc lở khoảng 2 tuần. Triệu chứng gồm: phù mặt, nhất là phù mi mắt, đi tiểu ít, có máu trong nước tiểu, tăng huyết áp, cứng khớp và đau khớp.

CÁC PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH VỀ DA Ở TRẺ 

Mùa nắng nóng, bé dễ đổ mồ hôi, rất dễ mắc các bệnh về da. Do vậy, nên chú ý chuẩn bị các loại khăn bông vải mềm để giúp bé thấm mồ hôi. Nên tắm cho bé bằng nước ấm thường xuyên hơn so với mùa lạnh. Sau khi tắm xong cần lau khô kỹ và bôi phấn rôm với thành phần an toàn cho bé. Cần giữ cho da trẻ luôn thoáng mát, cho trẻ mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu lành tính như sợi tre, sợi Modal gỗ sồi, cotton… có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Luôn để trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực, ngột ngạt và bí gió. 

bệnh về da ở trẻ
Cần giữ cho da trẻ luôn thoáng mát để hạn chế các bệnh về da ở trẻ 

Ngoài ra, cần thường xuyên cho bé uống nước để đảm bảo lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể. Tăng cường cho bé ăn thêm các loại trái cây có tác dụng làm mát cơ thể. Theo dõi các triệu chứng và kiểm tra da của bé thật cẩn thận. Không nên xem thường bất cứ dấu hiệu nhỏ nào. Khi thấy có những dấu hiệu đáng ngờ khó nhận biết cần đưa trẻ đi khám kịp thời.

Trên đây là 5 loại bệnh về da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ gặp nhất vào mùa hè. Để phòng tránh các bệnh về da thường gặp vào mùa hè thì việc đầu tiên là luôn ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng và bí gió. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này của Ú Òa, ba mẹ sẽ có cách chăm con thích hợp nhất. 

Để điều trị rôm sảy, cách hiệu quả và đơn giản nhất là làm giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp điều hòa nhiệt độ: Quạt thông khí, máy lạnh. Đặc biệt, ba mẹ cần chọn đồ mặc có khả năng thấm hút tốt đem lại sự khô thoáng và thoáng mát cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo các dòng sản phẩm như khăn Nappi/Lovingbaby, quần áo Cookie, Hrnee…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *